Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021

Phòng thờ gia đình

 Mỗi gia đình nên có một phòng thở. Chúng ta có phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách, nhà bếp, thì tại sao ta không làm được phòng thở? Thở rất quan trọng.


Chúng ta có thể trang trí phòng thở thật đơn giản, không quá tối mà cũng không quá sáng. Chúng ta có thể đặt một chiếc chuông nhỏ có âm thanh hay, một vài cái gối ngồi hay vài chiếc ghế, một lọ hoa để nhắc nhở chúng ta trở về với chính mình. Các em nhỏ có thể cắm hoa trong chánh niệm, theo dõi hơi thở và mỉm cười. Nếu nhà mình có năm người thì có năm cái gối ngồi hay năm chiếc ghế. Có thể thêm vài cái cho khách. Thỉnh thoảng mình có thể mời ai đó đến ngồi thở với mình vài phút.

Nếu muốn chúng ta có thể đặt một bức tượng hay một bức ảnh của Bụt... Nếu chưa tìm được một tượng Bụt đẹp thì chúng ta phải đợi. Chúng ta có thể cắm một bình hoa thay cho tượng Bụt. Hoa cũng có tính Bụt.

Có nhiều gia đình, sau giờ ăn sáng, trẻ con vào phòng ngồi xuống thở vào thở ra mười lần trước khi đi học. Thực tập này rất hay. Nếu con ta không thích thở mười lần thì có thể thở ba lần. Bắt đầu một ngày mới với tính Bụt trong lòng như thế rất mầu nhiệm và nuôi dưỡng. Nếu buổi sáng ta làm Bụt và ta cố gắng nuôi dưỡng đức Bụt ấy trong ta suốt ngày thì chiều tối về ta vẫn có khả năng mỉm cười. Đức Bụt vẫn còn đó trong ta.

Khi nào bực bội, bức bối, bất an thì ta đừng nói hay làm gì cả. Chỉ theo dõi hơi thở và thong thả đi vào phòng thở. Phòng thở cũng tượng trưng cho một cõi Tịnh độ bên trong của ta, vì vậy mà ta có thể vào đó bất cứ lúc nào ta cần, cho dù khi ta không có ở nhà.

"Muốn an được an" - Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.


tham khảo mẫu rèm trang trí phòng thờ